Chế độ ăn và luyện tập cho bệnh nhân tiền đái tháo đường
Đối với bệnh nhân tiền đái tháo đường, chế độ ăn và luyện tập có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện đái tháo đường típ 2 trong tương lai
Không cần kiêng khem quá mức, và chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ 3 thành phần protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ-rau củ
Nguyên tắc: hạn chế tinh bột (gạo, xôi, bánh mì, bún, phở…) hạn chế chất béo bão hòa (béo động vật), tăng lượng chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), tăng lượng đạm trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau củ-chất xơ (càng nhiều càng tốt)

Các loại trái cây có nồng độ đường thấp: dưa bở, dưa hấu, nho ta, bơ, thanh long, bưởi… có thể sử dụng hàng ngày với lượng vừa đủ (không quá 1 nắm tay). Các trái cây tương đối ngọt ên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…)
Nên ưu tiên các lọai trái cây, rau củ có chỉ số GI thấp (dưới 55), dựa trên bảng tham khảo sau
Chia nhỏ nhiều cữ ăn trong ngày, 3 cữ chính + 2 hoặc 3 cữ phụ
Uống đủ nước 40 mL/kg cân nặng/ngày, trung bình 1 người 50 kg cần khoảng 2 lít nước/ngày
Kết hợp luyên tập, ưu tiên các hoạt động có tính đều đặn và nhịp nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập aerobic. Thời gian luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần, trong đó không nên ngưng tập 2 ngày liên tiếp.